[Paralympic Tokyo] Rising Phoenix: Phim Khích Lệ Tinh Thần Hay Nhất Từ Trước Đến Nay

Thanh Hai
Đăng ngày 29/08/2021
924 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Sân chơi Paralympics Tokyo đã khai mạc được hơn 4 ngày, các màn tranh tài giữa VĐV người khuyết tật cũng kịch liệt và sôi nổi không kém gì Olympic trước đó. “Rising Phoenix” (tạm dịch: Phượng hoàng tung bay) được đánh giá là một bộ phim hấp dẫn về Paralympic. Mặc dù nó thuộc thể loại phim tài liệu, tuy nhiên cho dù là những thành công hay nghịch cảnh của Ủy Ban Paralympic quốc tế gặp phải kể từ năm 1960, hay những cuộc hành trình cá nhân và trải nghiệm của các VĐV Paralympic đều gói gọn trong bộ phim cảm động này.

Biểu tượng ba sắc của Paralympic, sân chơi này cũng đã vượt ra khỏi giới hạn của Olympic. (Ảnh: Paralympic Games)

Biểu tượng trước kia của Paralympic tương tự như năm vòng tròn của Olympic, do đó đã từng bị Ủy Ban Olympic quốc tế yêu cầu thay đổi. Phiên bản cuối cùng của logo được tạo nên bởi ba màu: đỏ, lam và lục; ba tông màu được xem là ba màu thường hay xuất hiện trên lá cờ của nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời nó cũng là ba màu chính của dãy màu tự nhiên. Ngoài ra, ba màu này vây quanh một điểm cố định có ý nghĩa “Vai trò của Ủy Ban Paralympic quốc tế là kêu gọi VĐV từ khắp các nơi trên thế giới tham gia và tranh tài tại sân chơi quốc tế này.”


 Những biến đổi của logo Paralympic theo các mốc thời gian. (Ảnh: Internet)


Màu đỏ: Lịch sử phát triển của Paralympic

Rising Phoenix sẽ tiết lộ lịch sử ra đời và hành trình phát triển của Paralympic, từ một sự kiện không được xem trọng, bị chê bai do thu nhập từ vé cổ động viên không tốt, thậm chí cũng vì lý do này mà quốc gia tổ chức đã từng tuyên bố “đất nước chúng tôi không có người khuyết tật” và hủy sự kiện, cho đến ngày hôm nay…Xin cám ơn Olympic đã giúp hâm nóng đấu trường này, không những làm cho dàn ghế trên bục cổ động không một chỗ trống, mà Paralympic đột phá và thu hút người xem nhiều hơn Olympic.

Sự chuyển biến thần kỳ này xuất phát từ đâu? (Ảnh: Paralympic Games)

Ngoài sự tinh thần tuyệt vời của Paralympic được nhắc đến qua lời phát biểu của chủ tịch Philip Craven và giám đốc điều hành Xavier Gonzalez, một thành viên khác cô Eva Loeffler (không thuộc Ủy ban Paralympic) đã kể cho chúng ta nghe câu chuyện của Ludwig Guttmann – người sáng lập Paralympic, đồng thời là người cha vĩ đại của cô con gái Eva Loeffler.

Màu lam: Câu chuyện về cuộc đời các vận động viên

Để tránh làm hỏng không khí xúc động của bộ phim, ad sẽ không tiếp tục hé lộ nội dung chi tiết của các tình tiết bên trong phim, mà tiếp theo sẽ giới thiệu sơ lược với độc giả 9 VĐV sẽ xuất hiện theo trình tự trong phim.

Jean-Baptiste Alaize là một vận động viên nhảy xa. Việc anh tập trung vào việc chạy và nhảy dường như có thể giúp anh thoát khỏi những hồi ức « đen tối » của cuộc sống. Mở đầu bộ phim sẽ mang một bầu không khí trầm uất, đó cũng chính là tiếng nói bên trong nhân vật này.

Jean-Baptiste Alaize, VĐV khuyết tật người Pháp. (Ảnh: Netflix)

Beatrice Vio là một VĐV đấu kiếm, và tựa đề của phim lấy cảm hứng từ biệt danh lúc nhỏ của cô. Biệt danh này được gán cho Beatrice bởi những người bạn trong trại Hướng Đạo của cô, nick name « bất khuất » này khẳng định cuộc đời của cô gái bất hạnh từ lúc ra đời, quá trình vượt khó và đấu tranh của Beatrice.

Beatrice Vio, VĐV đấu kiếm người Ý (Ảnh : Paralympic Games)

Ellie Cole là một VĐV bơi lội, từ nhỏ mơ ước trở thành diễn viên múa ba lê bởi thân hình yêu kiều cuốn hút của các vũ công ba lê. Và đến nay, cô là một tuyển thủ sở hữu tư thái yêu kiều của tuyển bơi Úc.

Ellie Cole, VĐV bơi lội người Úc (Ảnh : Paralympic Games)

Matt Stutzman là VĐV bắn cung, anh vô cùng yêu thích lái xe đi khắp nơi, niềm đam mê này cũng như sự chung tình của Matt dành cho bắn cung vậy. Do xe không chọn chủ nhân, chỉ cần phát động động cơ, điều khiển vô lăng là được, cũng như bắn cung vậy, chỉ cần nhắm vào tâm đỏ, việc có sự hỗ trợ của đôi tay hay không cũng không quan trọng.

Matt Stutzman, VĐV bắn cung người Mỹ. (Ảnh: Paralympic Games)

Jonathan Peacock là VĐV điền kinh nước rút 100 mét. Là một VĐV đến từ ban tổ chức nước nhà của Palympic London 2012, anh là người chứng kiến sự thay đổi của cái nhìn xã hội bởi sự kiện thể thao này, giới truyền thông không còn quan tâm đến việc anh mất đi chân của mình, mà bắt đầu muốn thăm dò vào khái niệm đích thực của “thể thao”.

Jonathan Peacock, VĐV rút 100 mét Anh (Ảnh: Jonnie Peacock)

Ryley Batt là VĐV bóng bầu dục. Ryley đã dùng nhược điểm chết người của mình để bộc lộc sự kháng cự của bản thân đối với xe lăn, và sự cuốn hút của việc chơi bóng trên xe lăn đã giúp anh bén duyên với đội bóng bầu dục Úc.

Ryley Batt, VĐV bóng bầu dục người Úc. (Ảnh: Paralympic Games)

Cui Zhe là VĐV cử tạ, đến từ một quốc gia khá bảo thủ, tuy nhiên sự kiện Paralympic Bắc Kinh 2008 đã vén bức màn che mắt người dân bấy lâu, người dân bắt đầu ý thức, tôn trọng và tình nguyện quan tâm đến nhóm người không may mắn trong cuộc sống hơn.

Cui Zhe, VĐV cử tạ Trung Quốc. (Ảnh: World Para Powerlifting)

Ntando Mahlangu là chân chạy rút 200 mét, với hiện thân một chú báo trong phim. Vào năm 10 tuổi, anh nhận được một cặp chân giả, và đặt tên nó là “báo săn mồi”, cũng chính từ lúc ấy mà anh có thể thoát khỏi nơi ở xa xôi của mình để khám phá những điều mới mẻ và một tương lai tươi sáng hơn cho chính mình.

Ntando Mahlangu, VĐV điền kinh người Nam Phi (Ảnh: Paralympic Games)

Tatyana McFadden là VĐV đua xe lăn, được sinh ra tại Nga, sau đó chuyển đến Mỹ bắt đầu cuộc đời thứ hai của mình. Cái khoảnh khắc mà cô ngồi lên chiếc xe lăn tốc độ, cô đã cảm nhận được sự tự do chưa bao giờ có của bản thân, từ đó cô đã vui mừng và nỗ lực miệt mài tiến lên phía trước trong sự nghiệp của mình.

Tatyana McFadden, VĐV đua xe lăn người Mỹ. (Ảnh: Paralympic Games)

Màu lục: đại diện cho mỗi VĐV tham gia tranh tài

Bộ phim giúp chúng ta hồi tưởng và nhìn lại những bước tiến khó khăn của sân chơi Paralympic đương đại trên đấu trường quốc tế. Paralympic London 2012 tuyệt đối là “điểm nhấn” quan trọng của sự kiện, mặc dù Paralympic Bắc Kinh 2008 và Paralympic Rio 2016 đều gặp phải phong ba, nhưng đổi lại là một khung cảm “không một ghế trống” trên bục cổ động. Ad tin rằng huy chương đương nhiên rất quan trọng đối với các VĐV, tuy nhiên sự hò hét, vỗ tay khích lệ của cổ động viên càng là một cái gì đó vô giá cho sân chơi người khuyết tật này.

Sau khi xem xong bộ phim “Rising Phoenix”, ad muốn đến ngay Tokyo để cổ động cho những “siêu anh hùng” này, bởi vì những nỗ lực, ý chí kiên cường và nghị lực của họ là vô cùng đáng quý và đáng trân trọng vì xét cho cùng thì may mắn từ ban đầu đã không mỉm cười với họ trong cuộc sống.

Hãy tin rằng mình có thể, biến những điều không thể thành hiện thực!!!



Theo Running Biji